Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

VIÊM MŨI DỊ ỨNG DỄ TÌM MÀ KHÓ TRỊ

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp, chẩn đoán không khó khăn nhưng muốn trị dứt điểm phải tìm ra chất gây dị ứng (kháng nguyên), nên việc điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng và chống bội nhiễm để tránh gây viêm xoang. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có sự giám sát của bác sĩ hoặc dược sỹ, vì một số thuốc chống dị ứng có tác dụng phụ gây buồn ngủ dẫn đến nguy hiểm cho những người làm việc cần tập trung, đang lái xe, vận hành máy móc…


VIÊM MŨI DỊ ỨNG DỄ TÌM MÀ KHÓ TRỊ

Dễ bị chẩn đoán nhầm

Trên thế giới khoảng 20 – 25% dân số bị viêm mũi dị ứng. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh này chiếm tỷ lệ 30 – 35% trong những người đến khám.

Khi chẩn đoán cần dựa vào yếu tố tiền sử các bệnh dị ứng của bản thân và gia đình như nổi mề đay, hen phế quản (suyễn), nhức nửa đầu (Migrain), phù Quink. Các tài liệu thống kê cho thấy nếu cha hoặc mẹ bị dị ứng thì khoảng 30% con của họ bị dị ứng, nếu cả cha và mẹ đều bị thì xác suất là 65 – 75%. Khi chẩn đoán, phải hết sức thận trọng để không nhầm với các bệnh viêm mũi vận mạch, viêm mũi do hormon, viêm mũi medicamentosa, viêm mũi do lạm dụng thuốc nhỏ mũi, dùng thuốc cao huyết áp hoặc hít ma tuý qua đường mũi, viêm mũi do bất thường về cấu trúc cơ thể học (vẹo vách ngăn, gai vách ngăn, hẹp cửa mũi sau), do VA quá to, do dị vật hoặc u bướu ở mũi.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường là ngứa mũi, họng và mắt, hắt hơi nhiều vào buổi sáng và giảm vào trưa và tối, chảy nước mũi trong sau đó có màu vàng hoặc trắng đục do bị bội nhiễm, nghẹt mũi thường xảy ra sau một tràng hắt hơi; cùng một số triệu chứng phụ như nhức đầu, ho, đau họng và có thể sốt nhẹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét