Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

CÂY GIAO CHỮA VIÊM MŨI VIÊM XOANG HIỆU QUẢ NHẤT

Gần đây có bạn đã gửi câu hỏi vào mục tư vấn về cây Giao. Bạn đó đã sử dụng Thông Xoang Tán kết hợp với xông cây giao cho hiệu quả rất tốt, nay tôi xin cung cấp cho các bạn một số thông tin về cây  này cùng một số lưu ý khi sử dụng.
I/ Mô tả:
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.
http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html


Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt.
Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc.
Lưu ý:
Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.

II / Công dụng:
Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.
Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn, …
III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi:

*/Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
*/Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 đ 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễừ nóng chảy!
*/ Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước.
*/Đếm cỡ 10 đến 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.
*/ Đặt ấm lên bếp.
Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau:
*/ Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.
*/Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng).
*/Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên.
*/ Thời gian xông có thể chỉ là 15, 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 đến 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới.
*/ Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.
Lưu ý:
*/ Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
*/ Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non.
*/ Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
*/ Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
*/ Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.
*/ Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.
*/ Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.
IV /Cách trị các chứng bệnh khác theo kinh nghiệm dân gian:
1> Mụt cóc – Mụt thịt:
Bẻ chỗ giao nhau giữa 2 đốt cây sẽ có mủ nhiều. Lấy mủ chấm gọn lên mụt cóc, đừng làm lan rộng quá. Mỗi ngày chấm 2 lần. Khoảng 1 tuần mụt sẽ rụng, để lại lớp da bình thường.
2> Các bệnh trị bằng cách đắp, bó thuốc:
Để trị bong gân, sưng trặc tay chân, đau đầu trun (đầu ngón tay tự dưng sưng, đau nhứt dữ dội), cách đắp như sau:
Lấy 1 lượng thuốc vừa phải. Cắt nhỏ. Trộn chung với 1 ít muối bột. Cho vào bao nylon. Đập nát bằng búa bên ngoài bao. Xong, đắp lên chỗ đau. Dùng vải quấn hay bó lại. Sau 1 đêm là khỏi.
3> Khi bị cá đâm, rắn cắn, bò cạp, rít cắn:
Lấy mủ cây xương cá bôi trực tiếp vào vết thương.
Lưu ý: Để cẩn thận, không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ có thai.
LƯU Ý THÊM:
*/ Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút.
*/Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần xông 25 phút.
*/ Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh.
*/ Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.
*/ Đặc biệt cần phải lưu ý: ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.
DIỄN BIẾN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:
*/ Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau:
*/ Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng.
*/ Có người 2, 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh.
*/ Có 1 số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2, 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.

VIÊM XOANG CHỮA BẰNG CÂY GIAO TỐT NHẤT

Khoảng trên 90% người bệnh bị viêm xoang mũi có thể khỏi nhờ xông thuốc từ cây giao. Ngoài ra, cây còn có thể trị được các bệnh khác như mụn cóc, viêm, cá đâm, rắn cắn...


http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/2013/06/ki-1-nguoi-linh-gi-va-bai-thuoc-chua.html

Cây giao. 

Cây giao có nơi lại gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao... tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L. thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mọc hoang nhiều nơi, ở thôn quê cây có thể dùng làm hàng rào. Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. 
Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc). Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 - 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. 
Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước. Đếm cỡ 10 - 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm. 
Đặt ấm lên bếp, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. Lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 - 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 - 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.
Lưu ý: Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông một cách thoải mái là được. Bình thường, chỉ sau từ 2 - 3 hoặc 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ đang có thai

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

CHỮA BỆNH VIÊM XOANG KHÔNG TÁI PHÁT

Viêm xoang có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Khi sổ mũi, nhức đầu…nhiều người chủ quan, xem thường mà không biết rằng đây là một trong những biểu hiện khởi đầu của bệnh viêm xoang. Bệnh tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng : mù mắt, viêm màng não, thậm chí tử vong…
Vậy làm thế nào để chữa bệnh viêm xoang mà không lo bị tái phát lần sau. Trang thông tin viêm xoang xin đưa ra những thông tin cần thiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang và cách chữa bệnh này.

Thuốc đông y điều trị tận gốc
Nguy cơ từ nhiều phía
Viêm mũi xoang thường do điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, cơ địa yếu hoặc có thể do dị ứng với một tác nhân nào đó trong môi trường như bụi khói, phấn hoa, lông gà vịt… Bệnh cũng có thể do bị vẹo vách ngăn làm bít tắc lỗ thông xoang hoặc do viêm mũi kéo dài không được điều trị sớm. Ở trẻ em, viêm xoang thường do viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại, viêm VA hoặc amiđan.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:
- Viêm xoang do răng (thường gặp ở người lớn do sâu răng hàm trên). Người bệnh cảm thấy đau nhức vùng má, nhức đầu, sổ mũi xanh và hôi. Bệnh này khi điều trị cần phải có sự kết hợp giữa chuyên khoa tai mũi họng và răng hàm mặt, đôi khi chỉ cần “bứng” ổ nhiễm khuẩn từ răng sâu là cải thiện đáng kể tình trạng viêm xoang vùng này.

THUỐC TRỊ VIÊM XOANG TỐT NHẤT

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xoang
Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính.

THUỐC TRỊ VIÊM XOANG TỐT NHẤT
Các bài thuốc đông y rất tốt cho người bị viêm xoang
Viêm xoang theo thứ tự thường gặp là:
viêm xoang hàm,
viêm xoang sàng,
viêm xoang trán,
viêm xoang bướm,
viêm nhiều xoang một lúc
Nguyên nhân

Bệnh viêm xoang là là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thi rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau: 

1- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.

2- Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
3- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
4- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
5- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
6- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
7. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh Viêm xoang, chúng ta biết được các nguyên nhân này để biêt cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
Triệu chứng
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
+ Xoang hàm: nhức vùng má.
+ Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
+ Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
+ Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
3. Nghẹt mũi:Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Điếc mũi:
Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Phòng ngừa

THÔNG XOANG TÁN NAM DƯỢC CÓ TỐT KHÔNG


Không như mọi năm, bệnh chỉ tái phát vào mùa đông, kể từ đầu hè đến nay, chị Hương Lan (Tây Hồ, Hà Nội) đã 2 lần phải đi khám và dùng kháng sinh liều cao do viêm xoang tái phát. Và theo chuyên gia hô hấp, hè bắt đầu là mùa của bệnh viêm xoang.
Có nhiều loại thuốc thông xoang
Sơ sểnh là bệnh
Chị Hương Lan vốn dĩ bị viêm xoang mãn tính từ hồi còn đi học và nhờ chú ý mang khẩu trang khi ra đường, vệ sinh mũi họng liên tục, tránh xa điều hòa kết hợp cùng với các đợt điều trị bài bản, bệnh đã thuyên giảm ít nhiều. Nhưng kể từ khi cơ quan chuyển về 1 tòa nhà khép kín thì không hè năm nào chị không phải ghé thăm bác sĩ tai mũi họng vài lần. Và lần nào cũng là 1 đợt kháng sinh liều cao kèm theo để thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau…
Khác với chị Hương Lan, chị Thúy Hằng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoàn toàn có thể chủ động điều khiển điều hòa nhiệt độ nếu cậu đồng nghiệp cùng phòng không đến. Vì cứ hôm nào đồng chí đó đến là xảy ra cuộc chiến tăng giảm nhiệt độ điều hòa trong phòng. Nhưng đến đợt nóng cao điểm đầu hè vừa rồi thì chị đành chịu thua, chọn cách ra khỏi phòng khi lạnh quá. Vậy mà cuối cùng vẫn hắt hơi, chảy nước mũi liên tục và cuối cùng là nghỉ nhà vì bệnh viêm xoang tái phát.

Còn anh Trần Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) thì luôn mang khẩu trang trong những ngày lạnh để giữ cho mũi luôn ấm, nhưng mấy hôm nay nóng quá lại cộng với việc mất khẩu trang nên anh quên luôn. Ra đường 3 ngày không bịt mặt cộng với bơi lội ùm ùm mỗi sang thì mũi bắt đầu có cảm giác buốt tăng dần, người hâm hấp sốt, đầu nhức như búa bổ….
Xu hướng chuyển dịch thành bệnh mùa hè!
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ, nguy cơ bị tái phát bệnh viêm xoang vào mùa hè này đang tăng lên một cách đáng kể thông qua số lượng bệnh nhân viêm xoang đến khám và điều trị.
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ.
PGS-TS Dinh cho rằng, có rất nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng này. Tác nhân chính phải kể tới là sự thay đổi nóng lạnh đột ngột, từ việc nhiệt độ trong môi trường điều hòa quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài phòng, uống nước lạnh khi người đang nóng bừng bừng…khiến hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn đã tích tụ sẵn trong các hốc xoang phát triển.

THUỐC TỐT CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa bệnh thường xuất hiện nhiều hơn nhất là mùa nóng chuyển sang lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ chiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu.do phản vệ của cơ thể khi có tác nhân kích thích từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, hóa chất… hay bên trong do ăn, uống, ngủ cơ thể phản vệ lại gây ra chảy mũi.
Vậy làm thế nào để trị viêm mũi dị ứng và cách trị như thế nào?http://www.bacsiviemmuiviemxoang.com/ xin đưa ra 1 số thông tin và cách chữa trị viêm mũi dị ứng đến bạn đọc.
Tùy trong từng trường hợp mà chúng ta có cách phòng và chữa bệnh khác nhau. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây cho người bệnh cảm giác khó chịu. Các bạn cũng nên chú ý với việc dùng thuốc nữa nhé.
Loại thuốc uống
Với loại thuốc uống này thì các bạn nên chú ý về liều lượng khi sử dụng thuốc nhé. Nhóm thuốc kháng histamin: Gọi đầy đủ là thuốc kháng histamin ở thụ thể H1. Thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, nhảy mũi, sổ mũi, chảy mũi, ngứa mắt nhưng không có tác dụng đối với nghẹt mũi.
Thuốc có 2 thế hệ: Thế hệ 1 (clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin) thông dụng nhưng có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, khó tiểu và giảm tác dụng nếu dùng lâu dài; Thế hệ 2 (fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin) không gây buồn ngủ, thời gian tác dụng kéo dài nhưng đắt tiền. Một số thuốc thế hệ 2 bị nhiều nước cấm dùng là terfenadin, astemizol do gây rối loạn nhịp tim.

ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG NÊN DÙNG MÁY HAY DÙNG THUỐC


ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ DỨNG – NÊN DÙNG MÁY HAY DÙNG THUỐC?
Hiện có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị viêm mũi dị ứng, từ Đông, Tây kim cổ..cho tới các loại vacxin chuyên biệt. Hầu hết các phương pháp đều phải dùng đến thuốc, và đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều người. Bởi vì thời gian sử dụng thuốc khá dài nhưng không chắc phù hợp và khỏi bệnh. Cho nên, giải pháp đơn giản nhất mà không phải sử dụng thuốc là dùng máy điều trị viêm mũi dị ứng bằng tia hồng ngoại

Lựa chọn đúng phương pháp để đạt hiệu quả cao trong điều trị
Viêm mũi dị ứng là bệnh gây ra rất nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy không thực sự nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính và các bệnh khác về đường hô hấp.

Nấm mốc và phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng khó loại bỏ nhất
Hỏi ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn

Xin giải đáp một số thắc mắc xung quanh vấn đề này:
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể chữa khỏi dứt điểm không?
Câu trả lời ở đây là có. Nhưng nhanh hay chậm, khỏi hay không khỏi lại phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn của bạn. Khi bệnh mới chớm, bạn nên sử dụng các phương pháp dân gian, phương pháp tự nhiên để điều trị. Không nên sử dụng thuốc kháng sinh ngay, và quan trọng là phải vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Bạn có thể tham khảo các phương pháp tự nhiên để điều trị viêm mũi dị ứng. Đồng thời,cũng nên kết hợp với máy điều trị viêm mũi dị ứng bằng tia hồng ngoại để có kết quả tốt nhất.
Nếu bạn không điều trị, bệnh có thể sẽ nặng lên theo từng mùa và dẫn đến viêm xoang, hen hoặc các bệnh hô hấp mạn tính. Khi đã chuyển thành viêm xoang, hen.. thì rất khó để chữa khỏi dứt điểm. Phương pháp tốt nhất để điều trị viêm xoang là nạo AV và sử dụng máy xông mũi họng. Bên cạnh đó, sử dụng các thiết bị vệ sinh để loại bỏ tác nhân gây dị ứng cũng rất cần thiết.
Nên dùng máy hay dùng thuốc để điều trị?
Tùy từng tình trạng bệnh mà sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên bạn cũng không nên nóng vội mà lựa chọn những loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc đi chữa ở các ông lang vườn. Bởi vì rất có thể bệnh viêm mũi không khỏi mà lại bị thêm một vài bệnh nữa.
Sử dụng các thảo mộc để hỗ trợ điều trị cũng là một phương pháp tốt, tuy nhiên trên thực tế thì không thể trị dứt điểm được. Nếu theo thực tế để so sánh, sử dụng máy điều trị viêm mũi dị ứng vẫn an toàn hơn là sử dụng thuốc. Hiện nay trên thị trường, có 2 dòng máy phổ biến nhất là Poly Green và Medisana – sản xuất tại CHLB- Đức. Bạn có thể tìm hiểu thông tin và giá ở
Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe nếu dùng máy điều trị viêm mũi dị ứng bằng tia hồng ngoại?
Đây là băn khoăn của nhiều người bị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì thiết bị này hiện là sản phẩm duy nhất trên thế giới đồng thời dùng cùng lúc 2 chíp phát sóng trong mỗi ống mũi. Vì vậy, nó có công dụng nhanh hơn hẳn các sản phẩm cùng loại khác chỉ dùng một chíp đơn lẻ. Thiết bị này đã được cấp bằng phát minh sáng chế trên phạm vi toàn cầu về độc quyền công nghệ.
Điều quan trọng là bạn phải chọn mua ở những đại lý uy tín, bảo hành rõ ràng, đầy đủ, niêm yết bán đúng giá. Bạn nên cẩn thận với những loại máy cùng loại nhưng rẻ hơn với giá niêm yết . Bởi vì, rất có thê đó là hàng trôi nổi, kém chất lượng.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

VÌ SAO VIÊM XOANG LÂU LÀNH

Có một điều cần lưu ý là hiện không thiếu thuốcchữa viêm xoang nhưng rất nhiều trường hợp viêm xoang cấp sau đó chuyển sang thể viêm xoang mãn tính với đủ loại hậu quả nhiêu khê, gây ảnh hưởng bất lợi trên sức đề kháng của bệnh nhân. Đó là chưa kể đến gánh nặng tài chính vì tình trạng nay đau mai yếu gây trở ngại cho lao động, học tập.

liệu pháp điều trị bệnh viêm xoang
Đáng nói hơn nữa là phần lớn bệnh nhân đã được điều trị với nhiều loại thuốc, thậm chí thường khi với thuốc kháng sinh đời mới đắt tiền, ấy thế mà không riêng gì ở nước mình, ngay cả ở các quốc gia đã có nền y tế với cấu trúc và hiệu năng ổn định những viêm xoang mãn từ viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng mãn, viêm nha chu, viêm tai giữa… vẫn là vấn đề nhức nhối của cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc.

Lý do là vì phần đông bệnh nhân, kể cả không ít thầy thuốc, vẫn tưởng hễ có thuốc là xong việc. Đó là chưa kể đến trường hợp thầy thuốc theo quan niệm muốn chống viêm chỉ cần thuốc kháng viêm.

Trên thực tế, liệu pháp điều trị bệnh viêm xoang, theo kiểu nào cũng thế, nếu muốn đạt hiệu quả tối đa, cần được hỗ trợ bằng một số biện pháp sau đây:

- Uống tối thiểu hai lít nước trong ngày bằng cách uống đều đặn mỗi giờ. Đừng quên là muốn tống khứ đàm nhớt ứ đọng và gắn chặt như keo trong xoang thì trước hết phải pha loãng.

- Tăng lượng kẽm dự trữ vì cơ thể thường thiếu khoáng tố này trong lúc viêm tấy. Nên nhớ là vết thương khó lành nếu thiếu kẽm. Cũng đừng quên kẽm là nhân tố sinh học cần thiết cho tác dụng tối ưu của nhiều loại thuốc kháng sinh. Nhờ kẽm mà liều thuốc trung bình có được tác dụng cực đại.

- Đừng chỉ dựa vào thuốc kháng sinh với hóa chất tổng hợp mà nên cùng lúc áp dụng hoạt chất kháng sinh thiên nhiên trong dâu tây, củ hành, gừng… thay vì vội vã nuốt thuốc kháng sinh bất kể bài bản để rồi vô tình tiếp tay cho hiện tượng lờn thuốc.

- Tiếp tế cho cơ thể sinh tố C nhiều hơn bình thường để yểm trợ hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời bổ sung tiền sinh tố A, nhân tố cần thiết để bảo vệ cấu trúc khỏe mạnh của da niêm (chẳng hạn với khoai lang ta, đu đủ, bí rợ…).

- Một trong các cơ quan phải tăng năng suất làm việc trong lúc xoang đang bị viêm là tuyến thượng thận. Tuyến này lại chỉ được việc nếu cơ thể đừng thiếu canxi. Chế độ dinh dưỡng dồi dào canxi trong lúc viêm xoang là biện pháp khéo léo để cơ thể đừng hết pin quá sớm trong cuộc chạy đua chống bệnh.

Chữa viêm xoang mà chỉ cậy vào thuốc kháng sinh thì không có gì lạ nếu xoang lâu lành, nếu bệnh dễ tái phát. Hiểu thêm cách hỗ trợ cho thuốc chính là đòn bẩy để phác đồ điều trị có tác dụng nhanh, mạnh và toàn diện. Nói cách khác, thầy thuốc có thể nhờ đó mà đơn giản hóa liệu pháp và thu ngắn liệu trình. Người bệnh nào muốn gì hơn!

VIÊM XOANG TRẺ EM CŨNG DỄ MẮC



Niêm mạc mỏng manh của mũi bé rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân như vi khuẩn, lông thú nhồi bông, khói bụi từ môi trường … nếu không điều trị sớm và đúng cách, trẻ dễ bị bệnh viêm xoang.
VIÊM XOANG TRẺ EM CŨNG DỄ MẮC
điều trị viêm xoang
Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng, bệnh xoang chỉ có người lớn mắc phải, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này ngày càng phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ dễ mắc viêm xoang mũi mạn tính để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguyên nhân khiến trẻ bị tử vong nếu bị… áp-xe mắt.

Dễ bỏ qua

Cô con gái 7 tuổi nhà chị Hương từ nhỏ vốn hay bị viêm đường hô hấp trên. Cách vài tháng lại bị sốt, ho, sổ mũi, thậm chí có những đợt thò lò mũi xanh đặc, phải dùng kháng sinh liều cao. Gần đây, thấy cháu hay kêu đau đầu, chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) mới đưa con đi khám và chụp X-quang vùng mặt.

Nghe bác sĩ thông báo con bị bệnh viêm xoang, chị còn tưởng mình nghe nhầm. “Trẻ nhỏ thì làm sao bị xoang được. Hồi nhỏ, cháu hay bị viêm đường hô hấp trên, cách vài tháng lại sốt, ho, sổ mũi. Tôi nghĩ thế cũng bình thường, trẻ con đứa nào chẳng thế”, chị Hương cho biết. Nhưng dù chị đưa con đến mấy bệnh viện để kiểm tra thì kết quả vẫn thế.

Theo thạc sĩ Hà Minh Lợi (chuyên khoa Mũi xoang dị ứng, Bệnh viện Tai-mũi-họng Trung ương), việc chảy nước mũi là bình thường, ở một số trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi đã thò lò mũi xanh, đồng nghĩa trẻ đã có dấu hiệu bị viêm xoang. Song, Th.S. Lợi cũng e ngại, việc chẩn đoán viêm xoang ở trẻ gặp nhiều khó khăn, do các biểu hiện không điển hình và nguyên nhân khá phức tạp.

VIÊM XOANG HÀM DO BỆNH RĂNG

Viêm xoang hàm là tình trạng viêm niêm mạc xoang, không có tổn thương xương. Bệnh thường gặp ở người lớn do nhiễm khuẩn quanh cuống răng, nang chân răng làm mủ vỡ vào xoang, biến chứng của răng nanh hoặc răng khôn mọc ngầm, tai biến do nhổ răng…

Bệnh viêm xoang có thể biểu hiện dưới 3 thể.

VIÊM XOANG HÀM DO BỆNH RĂNG
Bệnh về răng có thể gây viêm xoang!!!
Viêm mủ xoang hàm do răng: Bệnh cảnh giống viêm xoang cấp như đau mặt âm ỉ, sốt, người bệnh ngửi thấy mùi thối, chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang bị bệnh. Niêm mạc xoang sẽ bị viêm và một thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mạn tính.

Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.

Viêm xoang hàm mạn: Thường do những nguyên nhân như viêm mũi xoang, viêm xoang cấp mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị tốt, viêm xoang trán hay xoang sàng mạn lan xuống… Người bệnh đôi khi mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ màu vàng xanh bên bị bệnh, chảy nhiều vào buổi sáng sớm, ngửi thối làm cho người bệnh buồn nôn, đau ít hơn viêm xoang cấp, thường tắc mũi bên xoang bệnh. Có thể viêm thanh quản, viêm họng, tiêu chảy… do nuốt phải mủ và các biến chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, áp-xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, đau răng.

Việc điều trị tùy theo từng thể bệnh. Đối với viêm xoang cấp, cần dùng kháng sinh, sát khuẩn mũi. Nếu sau vài ngày vẫn còn viêm xoang thì chọc rửa xoang bằng dung dịch kháng sinh. Đối vớiviêm xoang mạn, cần nhổ răng nguyên nhân gây viêm xoang, sau đó bơm rửa xoang qua đường mũi. Nếu sau nhiều lần bơm rửa mà bệnh vẫn không khỏi thì mổ nạo xoang triệt để.

Để dự phòng viêm xoang hàm do răng, phải kiểm tra và điều trị có hệ thống những răng hàm trên bị thương tổn và nghi ngờ. Nếu xoang bị hở khi nhổ răng, phải điều trị kháng sinh và tránh những động tác không cần thiết làm bệnh nặng thêm. Nếu một chân răng bị đẩy vào xoang, cần lấy ra ngay hoặc đục mổ xoang để lấy, phối hợp với dùng kháng sinh.


BS Trịnh Thu Hà

Sức Khỏe & Đời Sống

TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM XOANG

Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện. Định bệnh viêm xoang dựa trên triệu chứng của bệnh, dựa trên Xquang và dựa trên kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn.

TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM XOANG
Chữa Bệnh Viêm Xoang Ở Đâu là Hiệu Quả

A. Triệu chứng
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo vị trí xoang bị viêm:

Xoang hàm: nhức vùng má.
Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy mũi:
Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
3. Nghẹt mũi:
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Xquang
Xquang cổ điển, rẻ tiền, dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ vì trong tư thế này có khá nhiều hình ảnh giả.
Xquang cắt lớp điện toán (CT) tốn kém nhưng rất chính xác từ ly một.
Tìm vi khuẩn
Lấy dịch trong xoang viêm (khó), tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.
B. Biến chứng bệnh viêm xoang
Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh
- Viêm thị thần kinh
- Viêm họng, viêm amiđan.
- Viêm thanh quản, phế quản phế viêm.
- Rối loạn tiêu hóa.
Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng.
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết.

( chữa viêm xoang – điều trị viêm xoang – viêm xoang mãn – trị viêm xoang – viêm mũi dị ứng –bệnh viêm xoang )


CHỮA VIÊM XOANG Ở ĐÂU HIỆU QUẢ NHẤT


Thời tiết chuyển mùa khiến nhiều người mắc bệnh viêm xoang. Theo các chuyên gia y tế, những phiền toái của căn bệnh này có thể được tiên liệu bằng những cách đơn giản theo phương pháp Đông y mà không cần dùng thuốc.
Có thể viêm não, suy thận vì viêm xoang

Theo BS Phi Thái Hà, Khoa Tai – Mũi- Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh viêm xoang do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ thể… Bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa.

CHỮA VIÊM XOANG Ở ĐÂU HIỆU QUẢ NHẤT
viêm xoang trong Đông y gọi là “vị uyên”
Đặc trưng của viêm xoang dị ứng là luôn đi kèm viêm mũi hoặc nếu đã viêm xoang rồi thì chắc chắn mũi sẽ viêm hoặc viêm mũi giai đoạn đầu và sau đó là viêm mũi xoang. Nếu không điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh khó dứt và dai dẳng, để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây viêm não, suy thận, viêm võng mạc dẫn tới mù mắt thậm chí tử vong.

Người bị bệnh tim mạch, hen suyễn không nên tắm nước lạnh chữa viêm xoang Chữa viêm xoang bằng phương pháp tắm nước lạnh cũng có tác dụng lâu dài, rất hiệu quả, được nước Nga nghiên cứu. 70% bệnh nhân tới phòng khám đã khỏi được bằng phương pháp tắm nước lạnh trong suốt mùa đông. Nhưng với người bị bệnh tim mạch, hen suyễn thì không nên dùng phương pháp này vì sẽ làm co động mạch chủ gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

viêm xoang trong Đông y gọi là “vị uyên”. Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp).
Ở trẻ em, viêm xoang thường gây sốt cao, dịch mũi chảy ra thường đục, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu và chảy với số lượng nhiều, có mùi hôi. Người bệnh thường xuyên ngạt, tắc mũi, ngứa mũi, chất tiết mũi trở nên đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và đau họng.
Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt… Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập, ấn thấy đau phía dưới mắt.
Trong thời gian này, người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và sinh hoạt, thường ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh cũng rất dễ tái phát.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

BỊ VIÊM XOANG CÓ NÊN DÙNG THUỐC NHỎ MŨI


Dùng tới 1.000 lọ Naphazolin!?

Cháu N.V. T 10 tuổi (Quảng Ninh) đến phòng khám TMH bệnh viện đa khoa Hồng Hà vì ngạt mũi. Mẹ cháu cho biết cháu đã dùng tới trên 1.000 lọ Naphazolin, kết quả là hiện nay, mũi cháu không thở được nếu không có Naphazolin.

Còn cháu N.H. L, 3 tuổi (Hà Nội) đến khám vì ngạt, tắc mũi và chảy mũi xanh mùi hôi. Trong 3 năm qua, mỗi khi L bị ngạt mũi là mẹ cháu mua Otrivin nhỏ. Thời gian đầu, thuốc có tác dụng tốt, cháu rất dễ thở nhưng thời gian gần đây, việc nhỏ mũi không mang nhiều hiệu quả, chị mới đưa con đi khám thì phát hiện con bị bệnh viêm xoang.
BỊ VIÊM XOANG CÓ NÊN DÙNG THUỐC NHỎ MŨI
Thuốc nhỏ mũi: Càng dùng càng hại
TS Dinh cảnh báo, các loại thuốc nhỏ mũi gây co mạch như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, Oxymetazolin… ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người. Bệnh nhân vô tư nhỏ thuốc mỗi lần thấy mũi khịt khịt, tắc mũi, thời gian sử dụng thường từ nhiều tháng đến vài năm mà không lường được những hậu quả sau này.

“Nhiều bà mẹ rất thích dùng những loại thuốc này vì nó có tác dụng tức thì. Trẻ khi bị nghẹt mũi được nhỏ thuốc thở sẽ dễ dàng hơn, và mũi thông được từ 6 – 10 tiếng. Tuy nhiên, sau tác dụng của thuốc giảm dần, nếu vẫn dùng liều ban đầu sẽ không có hiệu quả. Do vậy, bệnh nhân sẽ phải tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn”, TS Dinh nói.

Thuốc nhỏ mũi chỉ giải quyết phần “ngọn”

Khi viêm, cuốn mũi có thể nở to ra, chèn ép toàn bộ khe thở, gây hiện tượng ngạt tắc mũi. Đây cũng là lý do khiến nhiều bà mẹ dùng thuốc co mạch để giúp con thông mũi. Họ không biết, các thuốc co mạch chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng, không phải là thuốc điều trị chữa viêm xoang, không giải quyết tận gốc cơ chế sinh bệnh.

PHÂN BIỆT BỆNH VIÊM MŨI VÀ VIÊM XOANG

Thưa bác sĩ, em muốn hỏi làm thế nào để phân biệt được bệnh viêm mũi dị ứng với bệnh viêm xoang? Em rất hay bị ngứa mũi, chảy nước mũi đặc biệt là khi ngủ dậy hay bị chảy nước mũi và hắt xì hơi liên tục. Tuy nhiên nước mũi của em trong và loãng không có mùi. Em xin cảm ơn! (Ngô Thị Thuý Hà)

Trả lời:
PHÂN BIỆT BỆNH VIÊM MŨI VÀ VIÊM XOANG
Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mãn tính. Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đối với cả Đông và Tây y đều rất khó khăn, hầu như chỉ có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu trong một thời gian nhất định, bệnh sẽ lại tái phát lại khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, khoa học, giúp bạn xác định chính xác về bệnh của mình, tránh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang mãn tính để từ đó có phương hướng điều trị hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng bản chất của nó chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ…Các tác nhân kích thích gây dị ứng có thể xâm nhập theo các đường: hít thở, ăn uống, hoặc qua da.

Như vậy chúng ta có thể thấy bệnh viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương…như viêm xoang mãn tính mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người hoàn toàn không việc gì.

Do phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên bệnh viêm mũi dị ứng thường mang yếu tố di truyền, người bị viêm mũi dị ứng được coi là người có cơ địa dị ứng.

Viêm mũi dị ứng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người: như khi sức khoẻ kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn…cũng dễ bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chuẩn đoán, có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau:

+ Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.

+ Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.

+ Ngạt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.

+ Chụp Xquang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ ).

Người bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chụi tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn người bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.

Diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền… Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài và liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính hoặc pôlip mũi – xoang.

Lưu ý: Các trường hợp viêm xoang mãn tính hoặc pôlip xuất phát từ dị ứng mũi xoang thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Xuất phát từ việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, chúng ta chỉ có thể đưa ra một số lưu ý giúp người bệnh giảm bớt, hạn chế bệnh:

+ Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng: Giảm, tránh bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mùi lạ, không hút thuốc lá, đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh…

+ Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng, hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn.

Để biết được chính xác bệnh của mình, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để có sự chẩn đoán và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa!

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)


Ý KIẾN CHUYÊN GIA TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG

Bênh Viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở nước ta, bệnh thường kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Chương trình “Sức khỏe cho mọi người” phát sóng trên VTV2 – đài truyền hình Việt Nam ngày 15 tháng 08 năm 2010 với nội dung tìm hiểu về bệnh viêm xoang và sự góp mặt của PGS- TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai mũi họng Trung Ương đã nhận được sự quan tâm của nhiều quý vị khán giả. Để giúp cho người bệnh có thêm những kiến thức bổ ích trong phòng và điều trị chữa viêm xoang, chúng tôi xin tóm tắt những ý kiến của các chuyên gia xung quanh vấn đề này

Điều trị đúng có thể cải thiện hiệu quả
Vì đâu ta bị viêm xoang?

Xoang là những khoang rỗng nằm trong khối xương sọ mặt. Các xoang có chức năng làm nhẹ khối xương sọ, làm ấm, làm ẩm và lọc không khí đi vào khoang mũi. Các xoang đều có đường thông vào hốc mũi. Xoang bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn

Mọi tác nhân gây phù nề trong xoang hay cản trở dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều có thể gây viêm xoang. Thường gặp nhất là do vi khuẩn. Hầu hết trong cơ thể mỗi chúng ta đều có hàng triệu vi trùng cư trú trong đường hô hấp trên, những vi trùng này vô hại, nhưng khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm hoặc dẫn lưu xoang bị cản trở do cảm lạnh nhiễm siêu vi và một số nguyên nhân khác, vi khuẩn sẽ phát triển gây ra viêm xoang.

Dị ứng có thể gây viêm xoang. Sử dụng thuốc xịt thông mũi quá nhiều, hút thuốc lá, bơi lặn cũng làm tăng nguy cơ viêm xoang. Người bị polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi cản trở dẫn lưu xoang cũng dễ viêm xoang. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm